Việt Nam có nhà máy điện rác lớn thứ 2 thế giới, xử lý 5.000 tấn rác thải mỗi ngày
Đây là công trình do Công ty Cổ phần Năng lượng và Môi trường Thiên Ý Hà Nội làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng, bao gồm 5 lò đốt và 3 tổ máy phát điện, công suất 90 MW (3×30 MW).
Năm 2017, UBND TP. Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện rác Sóc Sơn với nguồn vốn đầu tư hơn 7.000 tỉ đồng
Năm 2017, UBND TP. Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện rác Sóc Sơn với nguồn vốn đầu tư hơn 7.000 tỉ đồng
Năm 2017, UBND TP. Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện rác Sóc Sơn với nguồn vốn đầu tư hơn 7.000 tỉ đồng
Trước đó, năm 2017, Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện rác Sóc Sơn với nguồn vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng. Dự án được khởi công tháng 8/2019. Cuối năm 2019, lãnh đạo Hà Nội đã đến thăm công trường yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng cam kết, hoàn thành dự án vào tháng 8/2020, vận hành vào tháng 10/2020. Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát trong năm 2020 đã khiến dự án nhiều lần hoãn tiến độ.
Ngày 25/7/2022, nhà máy chính thức đi vào vận hành giai đoạn 1 với công suất xử lý 1.000 tấn rác/ngày đêm, công suất phát điện đốt rác là 15 MW. Nhà máy thực hiện xử lý rác thải sinh hoạt có thu hồi năng lượng theo công nghệ lò đốt ghi cơ học (ghi di động) kiểu Waterleau của Bỉ. Theo thiết kế, công suất phát điện cao nhất của nhà máy là 75MW, một phần điện thu được sẽ cung cấp cho nhu cầu của nhà máy, số còn lại sẽ được hòa vào lưới điện Quốc gia. Tro xỉ sau quá trình đốt cũng được tận dụng làm vật liệu xây dựng.
Ngày 30/8/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra và chính thức công bố kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm nhà máy và chuyển sang vận hành chính thức.
Tính đến thời điểm hiện tại, nhà máy đã xử lý được khoảng 1 triệu tấn rác của thành phố Hà Nội. Hiện nhà máy vận hành 3 lò đốt, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 3.000 tấn rác, tương đương khoảng 40 – 50% lượng rác thải phát sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tại đây xử lý trọn bộ rác đầu vào và đầu ra – bao gồm nước thải, khí thải, tro xỉ.
Hiện nhà máy đang trong quá trình xin cấp phép 2 lò đốt còn lại, dự kiến cuối tháng 10/2023 sẽ vận hành. Khi đó tổng công suất của nhà máy sẽ xử lý được 5.000 tấn rác/ngày, giải quyết được từ 60-70% lượng rác đang chôn lấp của TP Hà Nội hiện nay. Đây được xem là nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam và lớn thứ 2 thế giới với công suất 4.000 tấn rác khô, tương đương gần 5.000 tấn rác tươi mỗi ngày.
Theo thống kê, trung bình mỗi ngày Hà Nội phát sinh hơn 6.500 tấn rác thải sinh hoạt. Các chuyên gia ước tính, mỗi năm, số rác thải của thành phố sẽ tăng thêm khoảng 5%.
Dự tính đến năm 2030, mỗi ngày, Hà Nội sẽ phải xử lý số rác thải gấp gần 1,5 lần con số hiện tại. Thành phố Hà Nội hiện có 3 khu vực xử lý rác chính là Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn), Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (Sơn Tây) và Khu xử lý chất thải Cầu Diễn (Nam Từ Liêm) nhưng chủ yếu rác thải sinh hoạt chôn lấp hoặc đốt, không phát điện.
Theo Tạp chí Công Thương